Chào mừng

Chào mừng bạn đã đền với Blog GIAIPHAPLED chúng tôi luôn lỗ lực làm hài lòng các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng_____Vui lòng gọi 0985 90 99 54

Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả

Kế hoạch sản xuất cần phải được thể hiện bằng một lịch trình sản xuất tổng thể nhằm sắp xếp các mặt hàng để hoàn thành kịp thời theo ngày giao hàng như đã hứa, nhằm tránh quá tải hoặc dưới tải của cơ sở sản xuất, và do đó năng lực sản xuất được sử dụng hiệu quả, chi phí sản xuất thấp

Lập kế hoạch sản xuất như thế nào

Lập kế hoạch sản xuất như thế nào
Hiện tại Chúng tôi đang gấp rút hoàn thành bản hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất. Dưới đây là trích đoạn trong tài liệu này.

Kế hoạch sản xuất là gì?

Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, trong đó nhà máy/bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất. Bản kế hoạch này sẽ cho thấy được số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất trong mỗi chu kỳ thông thường là quý/lần.


Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm thức hiện theo kế hoạch sản xuất để sản xuất các mặt hàng theo một tỷ lệ phù hợp với kế hoạch tổng thể của công ty bạn.


Kế hoạch sản xuất cần phải được thể hiện bằng một lịch trình sản xuất tổng thể nhằm sắp xếp các mặt hàng  để hoàn thành kịp thời theo ngày giao hàng như đã hứa, nhằm tránh quá tải hoặc dưới tải của cơ sở sản xuất, và do đó năng lực sản xuất được sử dụng hiệu quả, chi phí sản xuất thấp.


Tại sao cần phải có một kế hoạch sản xuất ?


Tối ưu hoá thời gian
Để sản xuất ra một sản phẩm cần một khoảng thời gian nhất định. Giả sử bạn bắt đầu từ con số 0 thì bạn sẽ mất 10 ngày nhập hàng, mất 20 ngày để sản xuất ra sản phẩm, mất 10 ngày để giao hàng như vậy bạn mất tổng cộng 40 ngày mới giao được hàng. Đến tháng thứ 2 bạn có thể rút ngắn xuống còn 30 ngày vì bạn đã nhập đủ hàng để xuất xuất nên bạn tiết kiệm được 10 ngày nhập hàng. Đến tháng thứ 3 bạn có thể rút ngắn xuống còn 10 ngày vì bạn đã sản xuất đủ hàng để giao hàng ngay cho khách hàng, không nhất thiết phải đến tháng thứ 3 bạn mới rút ngắn được thời gian giao hàng trên đây chỉ là ví dụ minh hoạ để bạn hiểu được rằng nếu bạn không có kế hoạch sản xuất và dự trữ đủ hàng để cung cấp thì chắc chắn bạn không thể giao hàng đúng hẹn, khách hàng của bạn khó có thể chấp nhận một đơn hàng kéo dài đến 40 ngày mới nhận được hàng, hoặc bạn sẽ mất khách hàng vào tay đổi thủ vì thời gian giao hàng của bạn quá dài trong khi đối thủ lại tối ưu hoá được điều này.

Tối ưu hoá dịch vụ khách hàng
Như ví dụ nêu trên nếu bạn có một kế hoạch sản xuất hợp lý thì bạn có thể giao hàng ngay khi nhận được đơn hàng, vấn đề chỉ phụ thuộc vào phương tiện và thời gian vận chuyển. Vấn đề này không khó giải quyết mà chỉ là khách hàng hoặc bạn sẽ sàng trả bao nhiêu tiền để có được mặt hàng đó một cách nhanh nhất.

Tối ưu chi phí sản xuất
Dây chuyền sản xuất của bạn được chạy liên tục, ổn định thì sẽ tạo ra ít phế liệu, phế phẩm, ít hao điện năng … Điều này đã giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền  bạc.

Tối ưu hoá nguồn nhân lực
Dù bạn không sản xuất thì bạn vẫn phải trả lương cho công nhân hoặc bạn phải sa thải bớt nhân công để giảm thiểu chi phí. Sau khi bạn sa thải họ thì bạn lại nhận được một đơn hàng lớn, lúc này bạn rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, bạn lại phải tuyển dụng gấp để kịp thời gian giao hàng,  tuy nhiên việc tuyển dụng và đào tạo nhân công lành nghề mất từ 3 – 6 tháng. Như vậy chắc chắn bạn sẽ bị giao hàng trễ và tốn rất nhiều chi phí phế phẩm, phế liệu do nhân công mới tạo ra, đó là chưa kể việc họ còn gây thiệt hại cho nhà máy sản xuất của bạn khi họ thao tác sai kỹ thuật.

Tối ưu hoá công suất máy móc
Dù bạn không sản xuất thì bạn vẫn tốn tiền khấu hao máy móc do hao mòn vô hình (như lạc hậu vê công nghệ) hoặc/và hao mòn hữu hình (như rỉ sét). Vì vậy chạy đủ công suất máy là việc vô cùng cần thiết.



Nguồn tin: http://kiemtoannoibo.com.vn


Tham khảo thêm:










    


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét